top of page
Nhu Tong

Ngẫm | Cái bẫy của sự so sánh

Mỗi sáng khi thức dậy, điều đầu tiên tôi làm là chụp điện thoại và lướt Facebook.

  • Đồng nghiệp vừa phát hành e-book.

  • Hai designer yêu thích sẽ kết hợp với nhau trong dự án sắp tới của họ.

  • Bạn đại học của tôi tôi không ngừng vi vu đến những miền đất lạ.

  • Ai cũng sống cuộc đời đáng mơ ước. Còn tôi thì vẫn trườn dài trên giường, mắt nhắm mắt mở và chần chừ thả like.

Tôi đang tuột hậu ư?

Họ đăng tải những thông tin đó có phải với mục đích là làm cho tôi cảm thấy tồi tệ? Hoàn toàn không. Bằng một cách nào đó, mạng xã hội luôn tát vào mặt và nhắc tôi về những điều tôi chưa làm được, những giấc mơ tôi chưa hoàn thành, và cả những căn phòng xinh đẹp vượt chuẩn trên Pinterest mà tôi luôn khao khát nhưng không thể có.


 

1. Đừng đổ lỗi cho mạng xã hội


Facebook hay bất cứ mạng xã hội nào cũng không được tạo ra để chúng ta xếp hạng mình với người khác. Chỉ ta với cơ chế so sánh tự động của mình thôi. Cơ chế này tạo ra những âm thanh hỗn độn trong ta: lúc chán nản (“Cái post này cho tôi thấy mình tệ thế nào!”), lúc tràn đầy động lực (“Còn nhiều lĩnh vực mà tôi có thể thử sức!”) và cả tiếng lòng sâu thẳm nhất của bản thân (“Làm gì để tôi thực sự có giá trị?”).


Và tôi biết không chỉ riêng tôi mới như thế. Cả năm qua tôi hợp tác với người hướng dẫn cho các khóa học về lãnh đạo, Tanya Geisler, để tìm hiểu về lợi ích, cái giá phải trả và những bài học về sự so sánh – và chúng tôi đã khám phá ra rằng tâm lý so sánh chỉ thúc đẩy tích cực và trở nên có ích với những người có óc sáng tạo và chú tâm phát triển bản thân. Trong nền văn hóa so sánh của chúng ta ngày nay, thật khó tránh khỏi việc nhìn thấy trước mắt những điều người khác đang làm trong quãng đời ngắn ngủi của họ và (thường là vô thức) tự hỏi bản thân “Làm sao để mình giỏi hơn?”. Đây là những điều mà chúng tôi học được.


 

2. Đừng trông mặt mà bắt hình dong


Thật khó thuyết phục bạn hãy ngừng so sánh mình với người khác, cũng đừng tự đánh lừa mình rằng thành quả của ai đó đều do họ có điều kiện tốt hơn, may mắn hơn. Bạn không thể biết người khác đã học hành chăm chỉ hay đánh đổi những gì để có thành quả đó. Và quan trọng hơn hết:


Đừng lấy hình ảnh và biểu hiện của người khác làm hệ quy chiếu với giá trị bên trong mình.

Nhìn người khác đang đứng ở trên cao và ghen tị lúc nào cũng dễ hơn là đối diện những câu hỏi hóc búa dành cho bản thân:

  • Điều gì họ có mà tôi cũng muốn có?

  • Tôi ngưỡng mộ họ vì điều gì? Tôi có thể học hỏi điều gì từ họ?

  • Họ đã làm gì để có được ngày hôm nay?

  • Điều này liên hệ với những giá trị của tôi như thế nào?

  • Khi nghĩ về những điều này, ngay lập tức chúng ta chuyển từ trạng thái so sánh sang việc đối mặt với cốt lõi của vấn đề: những ước mơ và nỗi sợ hãi của chính chúng ta.


 

3. Hãy mừng cho mình


Ngưỡng mộ và ghen tị đều là những phản ứng điều hướng ta đến những gì mình thực sự quan tâm. Nếu bạn phát hiện mình đang ngưỡng mộ những người liều lĩnh trong sáng tạo, hãy hướng sự chú ý về phần con người khát khao thử thách trong bạn. Nếu bạn đang ghen tị với người bạn luôn biết cách thể hiện bản thân, hãy dành thời gian ngẫm nghĩ về việc thể hiện thành công của bạn theo cách thức riêng. Thêm nữa, nếu bạn bị ám ảnh bởi cánh tay của các tuyển thủ tennis, đó là dấu hiệu bạn đã sẵn sàng lao vào tập luyện thể thao.




 

4. Thêm nguồn để học hỏi


Thế giới của sự so sánh tối tăm và bế tắc. Nhưng nếu bạn thực sự tìm kiếm, bạn sẽ tìm thấy ánh sáng. Ánh sáng từ người khác giúp chúng ta nhìn thấy rõ bản thân mình – và trân trọng điều đó.


Nên lần sau khi bạn biết mình đang ngưỡng mộ hay ghen tị với thành công của ai đó, hãy suy ngẫm:

  • Phẩm chất nào của họ tạo cảm hứng cho tôi?

  • Tại sao tôi lại muốn có những phẩm chất đó?

  • Tôi có thể khác họ như thế nào?

Từ việc mong muốn có những phẩm chất đó, tôi hiểu thêm điều gì về những ước mơ của tôi?

Giờ đây lướt Facebook sẽ rất khác đấy !


 

Lược dịch

Nguồn: 99U — The Comparison Trap: How to Enjoy (and Not Envy) the Success of Others

Comments


bottom of page