top of page

Ngẫm | Tại sao người Việt khó làm việc nhóm?

Đừng nói "Tôi chỉ làm việc một mình". Bạn không thể biết tất cả, không làm được mọi thứ, và cũng chẳng cần thiết phải vậy.

Nói đặng, vẫn có những người ghét làm việc nhóm từ thuở còn cắp sách đến trường tới khi đã tích góp hơn chục năm kinh nghiệm, lý do là họ chưa chọn được cách làm việc nhóm cho phù hợp, hoặc đang mắc phải một số rào cản phổ biến được nhắc đến dưới đây. Bài viết trích từ blog Cafe Ku Búa, xuất bản ngày 14 tháng 7 năm 2015.

⏤ ♣︎ ⏤


Trong thời hoàng kim, làm việc nhóm đã quan trọng. Huống hồ giữa mông lung khủng hoảng, đề bài của người người nhà nhà là “ Làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn”, sức mạnh của nhóm càng có dịp phát huy. Các công ty nước ngoài và liên doanh tại Việt Nam "thấm nhuần" triết lý đó nên các chương trình đào tạo Team Building luôn được quan tâm đặc biệt. Với các công ty vừa và nhỏ, dù không có nhiều ngân sách cho hoạt động đào tạo "fancy" kiểu này, vẫn có thể khuyến khích sức mạnh tập thể từ nhận thức cá nhân, bước qua một số rào cản làm việc nhóm cố hữu dưới đây.


 

Làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn

 

01 - Ai thông minh hơn

Nhân viên Việt khi làm việc nhóm thường thích chứng minh năng lực của bản thân. Trong khi nhóm không phải là sân khấu để một cá nhân ra sức thị uy hay thể hiện mình. Biểu hiện thường thấy là thích chỉ trích, bác bỏ ý kiến của người khác, dù bản thân họ cũng chưa có bất kỳ giải pháp hay sáng kiến nào. Mỗi cá nhân chỉ có thể toả sáng chói loá khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chẳng ai vỗ ngực xưng tên trong hoàn cảnh nhóm thất bại cả.


02 - Biết nhiều mà không biết sâu

Năng lực con người là có hạn và tri thức là vô hạn. Mỗi mảnh ghép của nhóm bổ sung cho khiếm khuyết của nhau bằng hiểu chuyên sâu trong một lĩnh vực của mình. Như vậy, các thành viên sẽ thiếu những kỹ năng khác mà họ có được từ nhóm. Các nhân viên Việt Nam thường không tập trung sâu vào các lĩnh vực. Chính vì như vậy họ thường hay biểu lộ như lý do một về bề rộng của chuyên môn thay vì bề sâu.


03 - Thắng – Thua

Các nhân viên Việt Nam thường tiếp cận vấn đề theo triết lý thua- thắng khi đòi hỏi quyền lợi cho bản thân cá nhân nhiều hơn trong khi không quan tâm tới quyền lợi của nhóm và các thành viên khác. Triết lý thắng – thắng không được áp dụng trong suy nghĩ và hành xử thường ngày để nhằm làm to thêm chiếc bánh của toàn nhóm. Thông qua cơ hội đó mỗi cá nhân sẽ có kết quả nhiều hơn.


04 - Quên đại cục và nhảy vào tiểu tiết

Suy nghĩ thua-thắng là tác động tạo ra điểm yếu thứ tư khi các nhân viên Việt Nam tập trung vào tiểu tiết thay vì đại cục. Ngoài ra lý do một cũng là yếu tố tác động quan trọng cho lý do này. Thay vì tìm các tiếp cận hệ thống giải quyết vấn đề, các nhóm việt nam sa đà vào các tác vụ giải quyết tiểu tiết hàng ngày.


05 - Cảm tính

Các nhân viên Việt Nam thường tranh luận ít dựa trên dữ kiện và tư duy logic. Các vấn đề thực tiễn cần được nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan. Ngoài ra yếu tố kinh nghiệm cũng là một trở ngại trong quá trình làm việc nhóm.


06 - Văn hóa làng xã

Tâm lý ngại va chạm thủ thế khiến cho các nhân viên Việt Nam không kiên quyết phê bình và đấu tranh khi các thành viên nhóm không hiệu quả. Bản thân cá nhân có thể được lợi nhưng toàn bộ nhóm sẽ không đạt kết quả tốt. Suy nghĩ làm việc cho qua chuyện cũng là một yếu tố làm trầm trọng thêm khuyết điểm này.


07 - Không tách biệt vấn đề và con người

Khi mâu thuẫn xẩy ra, các nhân viên Việt Nam thường không tách bạch con người và vấn đề. Thay vì bàn luận vấn đề, các nhân viên Việt Nam thường chỉ trích cá nhân người có ý kiến đi ngược với mình. Thói quen này có thể là nguyên nhân rất trầm trọng làm giảm tính hiệu quả của nhóm. Sự tôn trọng là nền tảng căn bản của nhóm hiệu quả và là sự khởi đầu của những tranh luận tích cực.


08 - Không tuân thủ quy trình và các luật lệ của nhóm

Khi gia nhập nhóm, các thành viên cần hạ bản thân cá nhân thấp hơn nhóm làm việc. Các nhân viên Việt Nam thường không tôn trọng qui trình và các luật lệ. Một ví dụ đơn giản khi họ thường không giao nộp các phần việc làm đúng thời gian qui định. Hiện tượng này làm giảm hiệu suất của toàn nhóm.


09 - Giao tiếp không hiệu quả

Nhóm hiệu quả bắt buộc các thành viên giao tiếp hiệu quả trong quá trình làm việc. Các thói quen xấu trong giao tiếp như nói nhiều hơn nghe, không truyền tải thông tin đầy đủ, luôn luôn trả lời hiểu mặc dù chưa hiểu hết v/v thường xuất hiện trong các nhóm làm việc tại Việt Nam.


 

Biên tập

Nguồn: Cafe Ku búa, Trở ngại của người Việt khi làm việc nhóm

Kiến thức là để sẻ chia, đã vậy còn free!

Nút share ở đây👇

2,084 views

Comments


bottom of page