top of page

Đi làm | Năng suất hay hiệu quả?

Bạn đang nằm dài trên ghế sofa hay lăn lê ở quán bar nào đó, tự thưởng cho mình những giờ phút thư giãn sau một ngày vật lộn với cái to-do list dài đằng đẳng. Bạn có chắc mọi thứ đã xong xuôi, và bạn nên "xoã" một chút ngay lúc này?


Chưa chắc đâu. Nghĩ kỹ lại đi.


Ta vẫn thường lẫn lộn giữa quá trình cố gắng và kết quả công việc. Với dân sáng tạo thì sự nhầm lẫn này càng bất lợi, bởi bạn có thể liên tiếp phung phí thì giờ và năng lượng để bận rộn thay vì làm việc hiệu quả.


 

1. Ảo giác lao động

Các nhà tâm lý học đã chú ý tới khái niệm “Ảo giác lao động”: khi đóng vai trò như sếp, mentor cho người khác, ta vẫn đinh ninh mình chỉ quan tâm tiến độ và chất lượng công việc, nhưng chất lại đang muốn vắt kiệt sức của người khác. Bạn có thoải mái không trong những trường hợp sau:

  • Nhân viên của bạn dành cả buổi sáng ở cafe, và báo sẽ lên công ty trễ 1 tiếng

  • Nhân viên của bạn xin về sớm

  • Nhân viên của bạn không trả lời email của vào giữa đêm, như bạn?

Có một anh thợ khoá có kỹ năng điêu luyện đến mức kinh ngạc. Anh ta sửa nhanh đến nỗi khách hàng nghĩ rằng mình đang bị lừa. Kỹ năng không giúp anh kiếm nhiều tiền như mong đợi mà còn đem lại hàng tá phàn nàn về giá cả.

 

2. Cái bẫy mang tên "nỗ lực"


Năm 2011, nghiên cứu của Ryan Buel và Micheal Nortan (*) nhận định: các vị khách tra chuyến bay bằng website sẵn sàng đợi lâu hơn để xem mọi thông tin chi tiết. Thực tế, họ chỉ muốn thử xem trang web "có tâm" đến mức nào trong việc tổng hợp thông tin về chuyến bay cho họ.

Đây "lăng kính phổ biến khi bạn đặt mình ở cương vị "khách hàng". Chúng ta đòi hỏi cao và khó tính hơn mức bình thường. Điều đáng chú ý hơn là dù ở cương vị người lao động, bạn vẫn thường dùng những lăng kính này để tự "soi" mình. Đây là “cái bẫy nỗ lực”.


Nếu bạn cho rằng việc dành 10 tiếng để kiểm tra hộp thư, trả lời điện thoại đáng giá hơn 2 tiếng tập trung cao độ để suy nghĩ và cho ra ý tưởng, bạn lầm rồi. Làm việc hiệu quả không nhất thiết lúc nào cũng khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức. Thử hỏi bất cứ designer, nhà văn hay nhà lập trình web xung quanh bạn mà xem. Với dân sáng tạo, 2 tiếng đồng hồ là vô cùng đáng giá nhất – cả về vật chất lẫn tinh thần. Chỉ một vài giờ thực sự tập trung có thể khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, khi công việc được hoàn thành. Đừng dựa vào mức độ mệt mỏi của mình để đánh giá chất lượng ngày làm việc.


 

3. Hệ tư tưởng nào đang ảnh hưởng đến ta?

Từ nhỏ, gia đình và nhà trường vẫn cố nhồi vào đầu ta những tấm gương về sự nỗ lực và chú trọng vào thứ gọi là “làm hết sức mình” (doing your best). Ta đang quá bận tâm với danh sách những việc cần làm mà không cân nhắc xem liệu nó có thực sự cần thiết hay không. Nhiều học giả cũng ủng hộ quan điểm này. Có thể kể đến như David Allen ủng hộ cho tư duy gạch bỏ(cross it off the list) trong cuốn “Getting things done”.


Nhiều môi trường làm việc vẫn đang truyền bá cho nhân viên tư tưởng càng làm tăng ca, càng có cơ hội thăng tiến. Thực tế là nếu bạn rời công ty lúc 3 giờ chiều mà kết quả công việc còn trên cả mong đợi thì sếp không nên trach phạt. Và bạn cũng chẳng cần kể lể tất cả những nỗ lực của mình để mong được khen thưởng. Liệu một người lãnh đạo chú trọng đến kết quả công việc có thật sự để tâm không?


Hãy tập trung vào những việc quan trọng. Dù bạn có quá căng thẳng và bận rộn thì ít nhất bạn cũng không tiêu năng lượng cho những việc không đâu.


Nếu bạn đang làm việc đến kiệt sức hay lên kế hoạch chi li cho từng phút trong ngày, hãy giãn ra. Làm sáng tạo không cần quá nhiều nỗ lực như bạn nghĩ đâu.


Chú thích:

(*) từ trường Havard Business School

 



Lược dịch

Nguồn: Oliver Buckeman, 99u — Nobody care how hard you work, 2015


53 views
bottom of page